Đặt ống trong hầm cầu là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng hầm cầu. Bởi vì, việc đặt ống chính xác sẽ giúp bạn tối đa được việc lưu trữ chất thải lắng đọng qua đó giúp hệ thống hầm cầu hoạt động lâu và kéo dài tuổi thọ hơn. Vì vậy, nếu bạn đang xây dựng hầm cầu và đang trong giai đoạn đặt ống nhưng bạn không biết thực hiện như thế cho chính xác thì các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây, công ty rút hầm cầu Quận 10 Bảo Minh sẽ hướng dẫn bạn cách đặt ống trong hầm cầu như thế nào là chính xác nhất nhé.
Cách đặt ông trong hầm cầu chính xác và hiệu quả
Dưới đây là một số cách đặt ống trong hầm cầu chính xác nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn.
Dựa theo kinh nghiệm lắp đặt, thiết kế hầm cầu của các chuyên gia công ty chúng tôi, bạn nên đặt ống xả chất thải vào hầm cầu càng cao càng tốt. Việc này vừa giúp tạo ra lực đẩy cho hầm cầu lại vừa đem đến sự an toàn cho người sử dụng. Cụ thể hơn thì ống xả chất thải nên đặt càng gần phía tấm đan để che nắp hầm cầu là tốt nhất. Các khớp nối giữa các đường ống ít hoặc không có gấp khúc, nếu bắt buộc phải có thì góc độ càng lớn càng tốt. Làm như thế thì chất thải sẽ xuống nhanh hơn, không xảy ra tình trạng nghẹt bồn cầu tại các điểm gấp khúc.
Có một số trường hợp do khách hàng thiết kế hoặc lắp đặt sai đường ống dẫn đến nước và chất thải chảy xuống rất chậm, thường xuyên gây tắc nghẹt bồn cầu. Lúc này thì bạn sẽ phải sử dụng đến dịch vụ thông nghẹt bồn cầu để có thể giải quyết triệt để sự cố trên.
Ống xả thải trong hầm cầu
Tùy vào cấu trúc của hầm cầu mà chúng ta sẽ có cách đặt ống hầm cầu khác nhau. Nhưng thông thường thì bạn nên để 1 lỗ thông có kích thước khoảng 200*200 mm hoặc 1 ống nhựa có đường kính tối thiểu là 110 mm giữa các ngăn chứa với nhau.
Vị trí đặt của các ống thông này thì sẽ tùy theo kích thước của hầm chứa, có thể đặt ở vị trí cách miệng hầm cầu 1/3 hoặc sát dưới cùng đáy của hầm cầu. Các ống thông hầm cầu giữa các ngăn này sẽ được đặt cách đều nhau và so le nhau.
Bản vẽ hầm tự hoại 2 và 3 ngăn
- Trong quá trình phân hủy chất thải ở ngăn chứa, rất nhiều khí sẽ được thoát ra, nếu như hầm cầu của gia đình bạn không có ống thoát khí trong hầm cầu sẽ rất dễ xảy ra tình trạng bí khí và nguy cơ nổ hầm cầu sẽ là rất cao.
- Để có thể giúp thông khí trong hầm cầu nhưng vẫn đảm bảo hạn chế mùi hôi cũng như các vấn đề về sức khỏe thì ống thoát khí thì cách đặt ống hầm cầu tốt nhất là nên đặt ở ngăn lắng, thông ra bên ngoài. Đường kính ống theo các chuyên gia tốt nhất là khoảng 27mm.
Cách đặt ông thông khí trong hầm cầu
- Sau khi trải qua việc phân hủy ở hầm cầu chứa và lắng lọc ở ngăn lắng thì lượng nước thải sẽ được đưa qua ngăn lọc trước khi thải ra ngoài môi trường. Để có thể giúp quá trình thoát nước diễn ra tối ưu nhất, đảm bảo việc thoát nước diễn ra liên tục không bị ùn ứ, ống thoát nước trong hầm cầu nên đặt cách khoảng 200mm so với nắp đậy hầm cầu. Đường kính ống thoát tối ưu nhất là khoảng 110mm. Cũng xin được thông tin thêm là hiện nay đa phần các công ty cung cấp dịch vụ hút hầm cầu đều sử dụng các xe hút hầm cầu có đường ống hút đường kính khoảng từ 65-90mm. Vậy nên để thuận tiện nhất cho quá trình hút hầm cầu sau này, tránh việc làm ảnh hưởng đến công trình cũng như phải đập phá tường bao, bạn nên thiết kế đường ống thoát có đường kính khoảng lớn hơn hoặc bằng 110mm.
Ống thoát nước hầm cầu
>> Xem thêm: Cách xử lý hầm cầu không rút nước nhanh và hiệu quả tại nhà
- Đây là công đoạn tuy đơn giản nhưng góp phần quan trọng cho việc xử lý tốt nhất cho hầm cầu tự hoại. Ống tràn từ ngăn chứa phân qua ngăn lắng đối với hộ gia đình có phi 114mm, khi đặt ống phải có độ sâu từ 20->30 phân. Đầu ống hướng về hầm phân phải gắn co 90 độ và quay cấm thẳng xuống ( 30-> 40 phân) nhằm ngăn các chất cặn bã có kích thước lớn qua ngăn lắng, đặt vị trí nào của bức tường ngăn cũng được.
- Ống thoát tràng từ ngăn lắng( ngăn thứ 2) qua ngăn lộc cũng được sử dụng ống có phi là 114 mm, và cách đặt cũng tương tự như trên. Ống xả trực tiếp từ ngăn cuối cùng ra môi trường được đặt vị trí nào cũng được, và đặt cách mặt hầm từ 10->20 phân. Cũng được sử dụng ống có phi 114mm.
Cách đặt ống thoát nước hầm cầu
- Ống thông hơi cho hầm cầu được đặt vị trí nào thấy thuận tiện cho khuôn viên nhà bạn. Nhưng theo quy tắc đặt ống thông hơi không được đặt quá sâu. Tốt nhất là đặt phía bên hông thành hầm cầu và nằm trên cùng. Và có kích thước từ phi 42 trở lên.
- Đối với hầm cầu tự hoại của các công ty thì cách đặt ống cũng tương tự như thế nhưng ống phải có kích thước có phi từ 169 - > 200 vì lượng chất thải rất nhiều, nhằm đủ tải cho điện tích hầm. lưu ý nếu hầm cầu của công ty có độ khá sâu, nên đầu ống cấm xuống đáy hầm phải có độ sâu tương ứng. có thể là 1 m hoặc 1,2 m.
Bản vẽ cách đặt ống thông hơi hầm cầu
Trên thực tế qua các dự án mà các kĩ thuật viên công ty chúng tôi đã thực hiện thì cách đặt ống trong hầm cầu tốt nhất là:
- 1.3 m so với chiều cao đáy lòng hầm cầu chứa.
- 0.55 mét đối với ngăn chứa và ngăn lọc với loại hầm cầu tự hoại 2 ngăn.
- 0,35 mét đối với ngăn lọc và ngăn lắng với hầm cầu tự hoại 3 ngăn.
- Hình chiếu đứng của 1 hầm cầu tự hoại 3 ngăn chứa tốt nhất.
Ví dụ như trường hợp này là chiều rộng của hầm cầu là 1,4 mét thì chúng sẽ có 3 lỗ thông với kích thước lỗ là 200*200 mm, được cách đều nhau. Bạn có thể xem mặt cắt minh họa bên dưới. Đối với trường hợp các hầm cầu nhỏ hoặc hầm cầu 2 ngăn thường thấy ở khu vực thành phố thì bạn cũng có thể đặt các lỗ thông giữa các ngăn chứa ở bên dưới cùng của hầm cầu. Việc này sẽ giúp cho việc thông hút hầm cầu sau này sẽ dễ dàng và hút sạch hơn khi hầm cầu của gia đình bạn bị đầy.
Một hầm cầu hoạt động đúng quy trình, cần phải thực hiện đúng cách đặt ống hầm cầu trong quá trình xây dựng như sau:
- Đầu tiên có thể kể đến đó là ống xả chất thải vào bể chứa: đây là một trong những đường ống quan trọng giúp vận chuyển chất thải từ bên ngoài vào trong bể chứa để xử lý.
- Thứ hai là lỗ hoặc các ống nhựa thông giữa các ngăn chứa, ngăn lắng hay ngăn lọc: đây là những đường ống này giúp quy trình hoạt động được vận hành đúng như thiết kế.
- Thứ ba đó là một trong những đường ống quan trọng đó là ống thoát nước đã lắng, lọc, đường ống này sẽ giúp xử lý các chất thải ra thành nhiều loại khác nhau hoặc được thải ra ngoài hoặc chuyển thành khí.
- Ống xả chất thải vào trong hầm cầu chứa.
- Ống nhựa hoặc lỗ thông giữa các hầm cầu chứa, hầm cầu lắng, hầm cầu lọc.
- Ống thoát khí từ hầm cầu tự hoại ra bên ngoài.
- Ống thoát nước đã được lắng, lọc ra bên ngoài.
Một số loại ống dùng trong hầm cầu
Ngoài những thông tin hướng dẫn cách đặt ống trong hầm cầu trên, quý khách cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây để giúp việc lắp đặt các loại đường ống trong hầm cầu trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể, như sau:
- Đọc và hiểu bản vẽ: Việc đọc và hiểu được bản vẽ sẽ giúp quý khách nắm được mọi thông số kỹ thuật quan trọng, mặt khác dễ dàng hình dung được đâu là vị trí lắp đặt ống thông hơi hầm cầu, ống xả chất thải, ống thoát nước, ống thông giữa các ngăn.
- Lên kế hoạch lắp đặt ống trong hầm cầu cụ thể: Quý khách nên nhờ đến sự tư vấn hỗ trợ của những người có chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực này để có bản kế hoạch chi tiết và tối ưu nhất.
- Trước khi tiến hành thi công cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ lắp đặt đường ống: Kìm, cờ lê mỏ lết, dao, kéo, băng dính, dụng cụ bảo hộ lao động …
- Nên sử dụng những loại ống có chất lượng tốt: Quý khách nên mua các loại ống có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt tại những địa chỉ bán hàng uy tín và được cam kết bảo hành.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách đặt ống trong hầm cầu. Chúc bạn thành công và có hầm cầu tự hoại hoạt động bền vững theo thời gian mà không lo việc hút hầm cầu. Nếu có các hộ gia đình đã xây dựng hầm cầu không đúng cách và hay bị đầy hầm hãy liên hệ ngay cho công ty chúng tôi, sẽ có các chuyên gia xây dựng tư vấn thiết kế và sửa chữa hầm cầu cho bạn được hoạt động tốt hơn.